icon icon icon icon icon icon icon icon icon

KHÁI NIỆM DUNG MÔI VÀ CÁC LOẠI DUNG MÔI THƯỜNG DÙNG

Đăng bởi Admin vào lúc 01/08/2017

Có nhiều cách phân loại dung môi, trong đó có dung môi hữu cơ – dung môi vô cơ; dung môi phân cực – dung môi không phân cực;… Dung môi hữu cơ được sử dụng chủ yếu trong công tác làm sạch khô (ví dụ như tetrachlorethylene), chất pha loãng sơn (ví dụ như toluene, nhựa thông), chất tẩy sơn đánh bóng móng tay và các dung môi tẩy keo (acetone, methyl acetate, ethyl acetate), trong tẩy tại chỗ (ví dụ như hexane, petrol ether), trong chất tẩy rửa (citrus terpenes), trong nước hoa (ethanol), trong chiết xuất dược phẩm và trong tổng hợp hóa học. Việc sử dụng các dung môi vô cơ (trừ nước) thường được giới hạn trong nghiên cứu hóa học và một số quy trình công nghệ.

Dung dịch khác hỗn hơp. Dung dịch gồm chất tan và dung môi hòa vào nhau tạo thành một thể đồng nhất còn hỗn hợp thì phân tử các chất riêng biệt nhau và không có sự tương tác về mặt phân tử. Khi hòa tan tạo thành dung dịch, các phân tử dung môi tương tác với các phân tử chất tan làm chúng tách rời ra và đi vào dung môi, trong quá trình này, thông thường nhiệt độ sẽ tăng lên, một số quá trình hòa tan lại làm nhiệt độ giảm xuống. Quá trình hòa tan tạo thành hệ chất tan – dung môi có tính ổn định nhiệt động cao hơn so với nội tại chất tan.

dung moi

Dung môi có thể được chia thành hai loại: phân cực và không phân cực. Nói chung, các hằng số điện môi của dung môi phản ánh sơ bộ tính phân cực của dung môi. Tính phân cực mạnh của nước được lấy làm chuẩn, ở 20 °C, hằng số điện môi là 80,10. Các dung môi có hằng số điện môi nhỏ hơn 15 thường được coi là không phân cực. Về mặt kỹ thuật, hằng số điện môi phản ánh khả năng làm giảm cường độ trường điện của điện trường xung quanh một hạt tích điện nằm trong đó. Sự giảm đi này sau đó được so sánh với cường độ trường điện của các hạt tích điện trong chân không. Theo cách hiểu thông thường, hằng số điện môi của một dung môi có thể được hiểu là khả năng làm giảm sự tích điện nội bộ của chất tan

Sơn dung môi: Dung môi hữu cơ được sử dụng để giữ nhựa và bột màu nằm ở dạng lỏng. Một số loại dung môi khác nhau được sử dụng để sản xuất loại sơn này. Lượng dung môi trong sơn sản phẩm chiếm tới 40-50% khối lượng. Sau khi dung môi bay hơi hết tạo thành màng sơn.

Dung môi sơn là một thành phần quan trọng trong công nghiệp sản xuất Sơn.

Dung môi

Dung môi hữu cơ có chức năng giữ nhựa và bột màu ở dạng lỏng. Có nhiều loại dung môi hữu cơ được sử dụng, tùy theo chủng loại sơn. Các nhóm dung môi thường được sử dụng bao gồm:

Dung môi có chứa nhân thơm (toluene, xylen..)                    30%

Dung môi dạng mạch thẳng                                                 27%

Dung môi gốc xeton (methyl ethyl xeton-MEK, MIBK)         17%

Dung môi gốc alcohol (butyl alcohol, ethyl alcohol..)             17%

Dung môi loại khác                                                            14%

Đối với sơn nhũ tương gốc nước (water-based paint), thay vì dùng dung môi, nước được sử dụng với chức năng tương tự.

Lượng dung môi sử dụng khoảng 400-500kg/tấn sơn (trong cả chất tạo màng). So với thế giới lượng này còn cao hơn do công nghệ sơn thế giới đã tự động hóa và sản phẩm có hàm lượng rắn cao. 

Các loại hoá chất thường sử dụng: Toluene, Xylene, TopSol A100, TopSol A150, TopSol A150ND, TopSol 3040A, Methanol, IPA, Acetone, MEK, MIBK, EA, BA, SBA, TopSol PM, TopSol PMA, BGE, Methylene Chloride.

Thành phần cơ bản của Sơn  bao gồm :
– Chất kết dính (chất tạo màng)
– Bột màu/bột độn
– Dung môi
Chất kết dính : Là chất kết dính cho tất cả  các loại bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn đươc xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải  bảo đảm về khả năng bám dính. liên kết màng và độ bền màng
Bột độn (extender) : Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải tiến một số tính chất sản phẩm như ; tính chất màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt…), khả năng thi công , kiểm soát độ lắng. Chất độn thường được sử dụng như : Carbonate calcium, Kaoline, Oxide titan, Talc .
Bột màu (Pigment): Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn thường là dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra, màu còn ảnh hưởng một số tính chất màng sơn như : độ bóng, độ bền…
Màu gồm hai loại : Vô cơ và Hữu cơ.
Màu vô cơ (màu tự nhiên) : Tone màu thường tối, xỉn nhưng cho độ phủ cao, độ bền màu tốt.
Màu hữu cơ (màu tổng hợp) : Tone màu tươi sáng, cho độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ.
Phụ gia : Là loại chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản,tính chất của màng .
Dung môi : Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.  

binh-luan

Harrison

26/09/2022

Смотреть фильм онлайн бесплатно в хорошем качестве.. Фильм смотреть онлайн в хорошем качестве бесплатно фильмы. Смотреть фильм онлайн в хорошем качестве HD - приятного просмотра.

binh-luan

An

07/08/2017

Màu vô cơ (màu tự nhiên) : Tone màu thường tối, xỉn nhưng cho độ phủ cao, độ bền màu tốt. Màu hữu cơ (màu tổng hợp) : Tone màu tươi sáng, cho độ phủ thấp, độ bền màu thấp hơn màu vô cơ. Phụ gia : Là loại chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản,tính chất của màng . Dung môi : Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhựa trong sơn sẽ quyết định loại dung môi được sử dụng.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: